Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mà hiện nay đang xảy ra với rất nhiều người, gây ảnh hưởng cho sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây ra triệu chứng yếu liệt. Để phòng tránh cũng như có thể điều trị kịp thời căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh trong bài viết sau đây.
Xem thêm :
- Xà đơn đa năng và những công dụng tuyệt vời khi tập luyện thể hình tại nhà
- Hít xà đơn đúng cách liệu có đơn giản
Thoát vị đĩa đệm là gì ?
Đĩa đệm nhờ đặc tính đàn hồi nên xem như là bộ phận giảm xóc của cột sống, bảo vệ cột sống khỏi những tác động lực bên ngoài bằng cách giảm chấn. Theo thời gian, độ đàn hồi ở đĩa đệm sẽ mất đi, nhân nhầy có tác dụng bôi trơn bị khô, vòng sụn phía bên ngoài bị xơ hóa hoặc rạn nứt và rách.
Khi cơ thể có 1 lực tác động mạnh, nhân nhầy đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài qua vị trí rách đó, chèn ép lên dây thần kinh, tạo ra những cơn đau vô cùng khó chịu cho bạn. Căn bệnh này tuy không phải là bệnh nan y, nhưng các biến chứng rất nguy hiểm, tiêu biểu là mất kiểm soát tiểu tiện, di chuyển khó khăn, teo cơ hoặc nặng hơn là liệt hoàn toàn.
Tham khảo thêm :
Theo wikipedia.org thì bệnh thoát vị đĩa đệm được định nghĩa chi tiết như sau :
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Nó thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Đĩa đệm có cấu trúc gồm hai phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống có khả năng hấp thụ xung động, có tác dụng chịu trọng tải và những tác động lớn, giúp bảo vệ cột sống.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, lại thêm chấn thương do những tác động cơ học hoặc hoạt động vận động hằng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy lúc này thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh cột sống, gây đau nhức, khó chịu.
Theo thời gian thì việc thoái hóa là không thể nào tránh khỏi. Điều này khiến cấu trúc sụn ở khớp đĩa đệm bị hư tổn, đĩa đệm bị mất chất nhờn và dễ bị bào mòn. Bạn nên chú ý đến các tư thế như cúi gập người, hay mang vác vật nặng sai tư thế, tránh xoay người đột ngột .
Trong sinh hoạt hằng ngày nên chú ý tránh chấn thương do té ngã, bước hụt chân…Tất cả những điều trên sẽ tạo áp lực lớn lên đĩa đệm, khiến chúng dễ phát sinh ra bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Người mắc phải căn bệnh này sẽ phải chịu nhiều cơn đau ở hệ thống cột sống. Ban đầu những cơn đau này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường không quan tâm đến, nhưng càng về sau thì cơn đau càng nặng lên dẫn đến mệt mỏi, tâm lý chán chường, ảnh hưởng đến sự vận động cũng như năng suất làm việc.
Hiện nay phổ biến nhất là bệnh thoát vị ở thắt lưng và cột sống cổ, mỗi loại bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:
Tham khảo thêm :
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
– Đau cột sống thắt lưng: Đau nhức vùng thắt lưng và cơn đau tăng lên khi bạn di chuyển, cúi người, xoay người, ho, hắt hơi… sau đó giảm đi khi nằm nghỉ ngơi.
– Đau rễ thần kinh tọa: Cơn đau kéo dài từ thắt lưng xuống mông và chân chỉ ở một bên cơ thể. Ngoài ra, cơn đau còn tập trung nhiều ở vùng bên hông, mặt sau của đùi và ngón chân cái.
– Rối loạn trong vận động: Lưng luôn cứng và nặng nề, cơ chân yếu dẫn đến việc ngại vận động, thậm chí còn mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp.
– Rối loạn dây thực vật: Bạn sẽ thường có cảm giác ngứa ran, đau buốt và tê chân tay, đau cổ vai gáy.
– Khả năng phân biệt các cảm giác nóng, lạnh, đau buốt giảm.
– Có tư thế vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, người bệnh còn phải nằm bất động một bên khi ngủ mới đỡ đau.
– Rối loạn đại tiểu tiện: như bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt hoặc không mất kiểm soát được việc tiểu tiện.
– Một số triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sút cân…
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
– Giai đoạn 1: Khả năng vận động hạn chế, cổ khó xoay chuyển hay cúi xuống. Khi vươn cổ, gối cao, nằm lâu không trở mình thì vùng cổ sẽ bị đau, hoặc khi ngủ dậy cổ bị co cứng.
– Giai đoạn 2: Vùng cổ vai gáy khó hoạt động vì đĩa đệm đã mất tính đàn hồi, thậm chí bị đau từ gáy ra tau, cử động mạnh có thể bị trẹo cổ. Sau đó còn đau lan lên đầu, những cơn đau đầu xuất hiện không rõ nguyên nhân.
– Giai đoạn 3: Đau rễ thần kinh, đau từ cổ, vai, gáy rồi lan xuống cánh tay. Ở giai đoạn này, khi khối thoát vị chèn ép rễ dây thần kinh, nhân nhầy bị tràn ra, vòng sợi bị tổn thương sẽ gây ra cảm giác tê tay, khó chịu. Ngoài ra bạn còn bị rối loạn vận động, cánh tay tê liệt khó cử động.
Lời Kết
Dù bệnh này có thể điều trị được nếu phát hiện sớm, nhưng ảnh hưởng mà nó gây ra là không hề nhỏ trong sinh hoạt và công việc hằng ngày. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn cần có sự vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn cùng chế độ ăn uống hợp lý.
Tham khảo thêm :
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu được những điều cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này. Biết cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm để chữa trị sớm.