Thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không
Thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đang phải chịu đựng căn bệnh này. Mặc dù căn bệnh này khiến cho phần thắt lưng và cột sống đau đớn, tuy nhiên không vì vậy mà người bệnh phải tránh xa tất cả các bài tập thể dục. Thực tế thì có những sự thật khiến nhiều người bất ngờ về việc tập thể dục này đấy. Hãy cùng sport360 phân tích về vấn đề trên qua bài viết này nhé.
Xem thêm :
Đặc điểm của bệnh thoát vị đĩa đệm
Không giống như nhiều người vẫn lầm tưởng đây là căn bệnh của tuổi già, thoát vị đĩa đệm theo thống kê lại thường xảy ra ở độ tuổi từ 25-55 tuổi, gây ra những cơn đau buốt về sống lưng và cột sống.
Biểu hiện của bệnh
Đây là tình trạng lớp bap xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hoá hoặc thoái hoá sẽ tách ra, khối chất này thoát ra và chèn ép lên tuỷ sống hoặc rễ thần kinh, gây nên những cơn đau dữ dội.
Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị thường bắt đầu với những cơn đau ngắt quãng và tăng dần lên khi ngồi hay đứng quá lâu, đến lúc nghỉ ngơi thì cơn đau lại dừng. Cũng vì điều đó mà nhiều người không hề nhận thức được mình đang bị thoát vị đĩa đệm mà chỉ đơn giản là các triệu chứng nhức mỏi.
Những thói quen sinh hoạt không hợp lý như: ngồi lâu thường xuyên, chơi những môn thể thao mạnh như: tenis, bóng bàn,…mà không có thời gian nghỉ ngơi khoa học, hay việc dùng thuốc không dứt điểm chính là lý do gây ra các căn bệnh thoái hoá, khiến cho các đĩa đệm xơ cứng, giòn và có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Vậy Thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không còn phụ thuộc vào loại thoát vị và tình trạng bệnh nữa.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Mặc dù căn bệnh có khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, đồng thời mất rất nhiều thời gian để chữa trị, tuy nhiên nếu có cách chữa trị khoa học thì căn bệnh hoàn toàn có thể khỏi. Tỷ lệ của việc chữa tri bệnh thành công thường phụ thuộc và 3 yếu tố chính:
Tham khảo thêm :
Tình trạng bệnh lý
Thoát vị nằm trong các giai đoạn 1,2,3 có thể điều trị bảo tồn, còn với những trường hợp quá nặng và có biểu hiện của teo cơ thì cần phải tiến hành phẫu thuật ngay.
Kiên trì
Đây là yếu tố tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh dứt điểm. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, vì vậy kiên trì là điều kiện đầu tiên và kiên quyết trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị
Các bài thuốc Đông Y và những bộ môn thể dục luyện tập thích hợp thực chất lại chính là phương pháp điều trị bệnh lành mạnh và có hiệu quả nhất. Điều này có thể khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy ngạc nhiên, khi mà thể thao vừa là nguyên nhân gây ra thoát vị lại vừa là phương pháp điều trị bệnh.
Quả thực vậy, những bộ môn vận động nặng và cần có sự tham gia của nhóm cơ lưng là các môn thể thao cần tránh, tuy nhiên những bộ môn hoặc phương pháp luyện tập đơn giản lại có thể giúp các bệnh nhân thoát vị phục hồi một cách đáng kinh ngạc.
Các môn thể dụng người thoát vị đĩa đệm không nên tập
Đĩa đệm giống như một bộ phận giảm xóc cho cơ thể. Vì vậy khi xảy ra tình trạng xơ cứng đĩa đệm, những hoạt động và bài tập có khả năng tăng áp lực lên bộ phận giảm xóc này cần tránh tuyệt đối. Người bị bênh thoát vị đĩa đệm có nên tập bài thể dục nào và không nên tập bài nào.
Những bộ môn không nên tập có thể kể tới như:
– Chạy bộ
– Nâng tạ cúi người hoặc nằm thẳng đẩy tạ
– Các động tác vặn người
– Các bài tập cho chân với cường độ cao
Tham khảo thêm :
Các bài tập thể dục tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những bài tập thể dục không gây áp lực mà có khả năng cải thiện phần cột sống và đĩa đệm cho người bệnh:
Bơi
Mỗi ngày dành từ 20-30 phút để bơi giúp cho mọi người thư giãn gân cơ, khớp xương và giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi. Điều này khiến cho các cơn đau nhức của người bệnh được giảm đi nhanh chóng.
Bơi lội có thể coi là môn thể thao an toàn và hạn chế các cơn chấn thương cột sống, tuy nhiên đối với người bệnh thì bạn cũng không nên tập quá lâu hoặc quá sức để tránh xảy ra những tác dụng ngược.
Đi bộ
Nếu như việc chạy bộ khiến cho phần đĩa đệm phải chịu toàn bộ sức lực của chân và thắt lưng thì việc đi bộ lại ngược lại hoàn toàn. Nếu bạn đều đặn đi bộ mỗi ngày 30-45 phút sáng hoặc chiều thì quá trình điều trị và phục hồi bệnh của bạn có thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhanh chóng.
Với việc đi bộ hàng sáng, các bạn có thể áp dụng việc đi chậm ban đầu và đi bước nhanh, nhẹ nhàng sau khi đã quen. Cố gắng duy trì việc hít thở đều đặn, điều hoà nhịp thở để không bị mất sức. Khi đi bộ các bạn cần hướng thẳng đầu về phía trước, thẳng lưng, vai và cánh tay thoải mái, tự nhiên. Bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm thì nên tập thể dục bài đi bộ nhẹ nhàng.
Các bài tập ở nhà
Ngoài một số bộ môn kể trên, các bạn cũng có thể tự tập một số động tác đơn giản tại nhà để giúp cải thiện phần đĩa đệm, xương sống của mình. Các bài tập này rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian và hoàn toàn có thể tranh thủ tập ở bất kỳ đâu.
Bài 1:
Các bạn nằm lên giường, lưu ý là đệm cứng, đầu gối co lại và kéo hết mức về phía bụng. Chân còn lại duỗi thẳng ra, giữ nguyên tư thế này cho đến khi đầu gối mỏi thì bạn hãy đổi chân. Tập liên tục trong khoảng 15 đến 20 phút.
Bài 2:
Đây là bài tập phổ biến và cần thiết nhất mà người bệnh nên thực hiện đều đặn. Đầu tiên bạn nằm ngửa trên giường và thả lỏng hai tay. Sau đó gập đầu gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như đạp xe đạp. Thực hiện khoảng 10 lần, mỗi lần 30 giây đến 1 phút.
Những lưu ý khi tập luyện thể dục đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những lưu ý cơ bản đối với người bị bệnh để giúp quá trình luyện tập diễn ra đúng và lâu dài nhất:
– Lắng nghe cơ thể, tập vừa đủ
– Kiên trì và cố gắng luyện tập đều đặn
– Kết hợp với việc ăn uống có khoa học và sử dụng các bài thuốc nam trị bệnh
– Tuyệt đối không tập quá nặng hoặc làm theo những bài tập phải đứng, ngồi liên tục.
Trên đây là những thông tin và một số lưu ý về việc thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục . Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.
Tham khảo thêm :